Chương trình xây dựng thương hiệu gỗ Việt Nam

 

Trong điều kiện còn nhiều khó khăn về tài chính, việc hỗ trợ của Nhà nước thông qua : “chương trình xây dựng thương hiệu quốc gia Gỗ Việt Nam của hiệp hội Gỗ và Lâm sản” thực sự là một “cứu cánh” cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gỗ của việt Nam. Nhà nước cho các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ được vay vốn tín dụng ưu đãi của Quỹ hỗ trợ phát triển theo Nghị định số 106/2004/NĐ- CP để đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị; bỏ thuế VAT với gỗ nguyên liệu nhập khẩu để giảm chi phí và bảo hộ sản xuất trong nước, cho các nhà nhập khẩu gỗ được vay vốn tín dụng ưu đãi. Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế trong việc nâng cao năng lực tài chính cho các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ.

        Tổ chức thu thập, phân tích và xử lý thông tin về thị trường, về yêu cầu của nhà nhập khẩu Hoa Kỳ, về chính sách nhập khẩu nguyên liệu đồ gỗ, về đối thủ cạnh tranh để tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp trong khâu tiếp cận thị trường, tổ chức sản xuất và xuất khẩu… là một hoạt động cần nhiều chi phí của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản.

        Việc xây dựng thương hiệu gỗ là một yếu tố quan trọng để phát huy mặt mạnh, khắc phục yếu kém đang có trong các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ hiện nay. Mặt khác, một đất nước có nhiều thương hiệu doanh nghiệp mạnh sẽ tạo ra một tập hợp các yếu tố làm nên hình ảnh quốc gia. Để có thể xây dựng một thương hiệu quốc gia gỗ Việt Nam như hiệp hội gỗ và Lâm sản đã đặt ra là rất khó và tốn rất nhiều chi phí. Vì vậy, nếu không có sự giúp đỡ từ phía chính phủ thì chương trình này không thể thực hiện được.

Hiệp hội cần phải duy trì chương trình này trong một thời gian đủ dài, để giúp các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam có thêm tiềm lực, thâm nhập từng bước vững chắc vào thị trường Hoa Kỳ. Để các doanh nghiệp nắm bắt thông tin kịp thời thị trường nhập khẩu gỗ Hoa Kỳ, các doanh nghiệp đòi hỏi phải duy trì việc được chi hỗ trợ đối với hoạt động XTXK từ phía nhà nước. Bên cạnh đó, nhà nước cần phải tuyên truyền rộng rãi hơn nữa cho các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ trong quá trình hội nhập WTO.

 

Comments are closed.